Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

A. NHỮNG LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH NĂNG HẰNG HỮU TRONG LUẬT TIẾN HÓA. ( Trang 15, 16, 17, 18, 19)


A. NHỮNG LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH NĂNG HẰNG HỮU TRONG LUẬT TIẾN HÓA. 

Bất cứ một thể linh thiêng (1) nào trong vũ trụ cũng luôn đổi mới để sinh tồn hay là phải luôn sinh động để tồn tại.

Sự đổi mới của mỗi thể, thay đổi theo thời gian sinh đông của mỗi loại đơn vị liên quan với thể đó. Thời gian biến đổi của của Thủy nhanh hơn Khí, Khí nhanh hơn Điện và Điện nhanh hơn sự Sáng.

Như vậy, đơn vị ( nguyên tử hay phân tử ) của nó luôn đổi mới.
1. Sự đổi mới do sự xúc tác của một thể khác.
2. Sự đổi mới tự tạo, " khi sức sống của nó bằng với sự sống của nó " thì tự nó đổi mới lấy nó.
( Trong con người, năng lực tự tạo, tự đổi mới nằm trong những bộ phận màu nhiệm, hay là những bộ phận, cơ quan vô hình có sự sống như Tâm, Trí, Tánh, Lương tâm, Linh hồn, Tuệ...đều có năng lực tự tạo, tự đổi mới để sinh tồn."

Trong thế giới tự nhiên ( thế giới hữu hình ), Sinh và Diệt là qui luật tiến hóa của vũ trụ.

Sự sinh động này đổi mới không ngừng trong thế giới tự nhiên mà hiện tượng của nó là sự biến tướng (to, nhỏ ), biến thể ( nước sang khí...), biến thái ( nóng, lạnh..)

Sinh, Diệt là sự tiến hóa trong chu kỳ, tức là sự tiến hóa còn có tính chu kỳ, có dịch kỳ, có sự luân phiên.

Sự tiến hóa có chu kỳ, có dịch kỳ, có sự luân phiên...chuyển dần sang sự tiến hóa của thế giới vô hình - là sự tiến hóa không còn sự luân phiên, không có chu kỳ, không có dịch kỳ... Do đó mà " Chỉ có Sinh không có Diệt ".

Sự Sinh động vô hình, con người khó nhận ra, phương chi là sự biến đổi trong sự sinh động đó. Nhưng, nó vẫn nằm trong qui luật tiến hóa. Như :

" Mầu nhiệm sinh ra linh thiêng, linh thiêng sinh là kỳ diệu, hay ngược lại " Kỳ diệu chuyển hóa thành linh thiêng, linh thiêng chuyển hóa thành mầu nhiệm... để tiến hóa."

" Mầu nhiệm ": Trong thế giới siêu siêu nhiên và cõi giới siêu siêu nhiên
" Linh thiêng ": Trong thế giới siêu nhiên và trong cõi giới siêu nhiên.
-----------------------------------------------------------------------
(1) Bốn thể linh thiêng trong vũ trụ là : Sự Sáng ( sự sống hay là thể sáng), Điện, Khí và Thủy ( các loại chất lỏng ).

Trang 16

" Kỳ diệu " trong thế giới tự nhiên và cõi giới tự nhiên.
Trong sinh hóa : mầu nhiệm sinh --> linh thiêng ( trong linh thiêng sinh động sự mầu nhiệm), linh thiêng --> kỳ diệu ( trong kỳ diệu có sự linh thiêng và mầu nhiệm ).

Trong chuyển hóa : kỳ diệu --> linh thiêng, linh thiêng --> mầu nhiệm.
Con người, vũ trụ nhỏ bé chứa đựng đầy đủ những chức năng của đại vũ trụ, đó là sinh động vô hình: kỳ diệu, linh thiêng, mầu nhiệm.

Thân ( Tâm, Trí ) : Kỳ diệu ( linh thiêng, mầu nhiệm )
Tâm ( Trí ) : Linh thiêng ( mầu nhiệm )
Trí ( siêu trí, tuệ ) : mầu nhiệm.

+ Trí : điều khiển được sự kỳ diệu
+ Siêu trí : điều khiển được sự linh thiêng
+ Tuệ ( siêu siêu trí ): điều khiển được sự mầu nhiệm và cảm ứng được với " năng lực nguyên thủy "xúc tác với Thiên Lý ( Nguyên Lý ).

Địa cầu là một đơn vị trong những tạo vật của vũ trụ cũng bị chi phối bởi luật tiến hóa của vũ trụ, do sự tiến hóa có chu kỳ, có dịch kỳ, có sự luân phiên ( luật Sinh, Diệt ), và do sự tiến hóa, không còn, và sự có sự luân phiên, không có chu kỳ và dịch kỳ.

Những gì được sinh ra từ địa cầu là tạo vật, là sinh tạo của địa cầu. Chúng cũng bị chi phối bởi luật " Sinh, Diệt ", để tồn tại và tiến hóa, và những gì " hằng hữu "( Vô sanh ) vẫn luôn sinh động để tiến hóa.

Trong sự sinh tồn trải qua hai dạng " Sinh, Diệt ", thì " nguyên nhân " sinh hiệu quả, Và sau đó, hiệu quả đó, cũng trở lại thành nguyên nhân.

Nguyên nhân ---> hiệu quả ---> Nguyên nhân.

Thí dụ: Hột ---> Cây ( quả ) ---> Hột.

Còn về hằng hữu ( vô sanh ) chỉ có một dạng duy nhất, là Sinh và mãi mãi Sinh, thì nguyên nhân cũng là hiệu quả.

( nguyên nhân + hiệu quả)/1 = sự hằng hữu.

Trong con người, chí có Tuệ ( siêu siêu trí ) bản chất là sự sáng có năng lực vô sanh. Hay là năng lực hằng hữu và sinh động của vũ trụ có trong não con người.

Những gì thuộc về vũ trụ là vô sanh tự hựu và hằng hữu.

Những gì thuộc về tạo vật thì sinh tồn ( Nguyên nhân có trước và hiệu quả có sau - Nguyên nhân, thì Dương có trước và Âm có sau). Còn về sinh tồn, sự sống, hay sức sống tồn tại của tạo vật, phải trải qua sự di truyền, từ nguyên nhân sang hiệu quả, và từ hiệu quả sang nguyên nhân, và cứ tiếp diễn mãi mãi như vậy trong sự tiến hóa.

Trên địa cầu qui luật Sinh, Diệt trải qua 04 dạng: Sinh, Trưởng, Lão, Diệt. Rồi từ dạng Trưởng nảy sinh ra Sinh ( sinh hóa ) và cứ tiếp tục như vậy.

Sinh, Trưởng, Lão, Diệt

            Sinh, Trưởng, Lão, Diệt
   
                           Sinh, Trưởng, Lão, Diệt...

Qui luật này chi phối mọi sinh vật, thực vật, muôn vật, muôn loài có sức sống để sinh tồn qua sự di truyền. Những biến đổi, biến chuyển này có liên quan đến yếu tố thời gian của địa cầu ( giờ, ngày, tháng, năm).

Thời gian của địa cầu không phải là thời gian của vũ trụ, bởi vì vũ trụ không có thời gian. Muốn vượt qua qui luật này, phải chuyển sang qui luật của vũ trụ.

" Sinh, Trưởng," chuyển hóa năng lượng cho đến trạng thái vô sanh (1). Và từ sự vô sánh để vào vào sự hằng sống.

Qui luật này sinh động trong nội lực của con người ( một sinh tạo cao quý nhất trên địa cầu gồm có 04 thể linh thiêng của vũ trụ trong thân thể là Thủy ( huyết ), Khí, Điện, sự Sáng ).
Nội lực của Thủy hóa Khí
Khí hóa ra Điện
Điện hóa là sự Sáng ( cũng là thể Sáng ). Sự Sáng tăng trưởng đến mức độ cáo nhất của nó mà trở thành vô sanh. " Sức Sống " đạt đến " Sự Sống " và không còn chuyển hóa được nữa nên nó gọi là Vô Sanh bất diệt.

Hiện tượng này xảy ra trong con người như thế nào?

Trong còn người có một thể mạnh nhất đó là Sự Sáng ( thể Sáng ). Thể này là bản chất của Trí Khôn con người. Nó xúc tác vào những thể khác ( như Huyết, Khí, Điện) để những thể này chuyển hóa.

---------------------------------------------------------

(1): Vô sanh gồm hai dạng
a. Một năng lượng, một thể tự có, thể nguyên thủy này sinh hóa những thể khác và mọi tạo vật.
b. Một năng lực hay một thể được sinh ra sau đó tăng trưởng đến một trang thái không còn sinh hóa được nữa.

------------------------------------------------------------

Trang 18:

Sự Sáng                              -----> Trí thông minh

Điện                                   ------> Tư tưởng

Khí                                    --------> Tình Cảm

Huyết                                 --------> Cảm Xúc

Sự chuyển hóa để tiến hóa những tạo vật hay hiện tượng vô hình này do ý thức của TRÍ KHÔN. Đó là sự xúc tác có tính vật lý của sự chuyển đổi năng lượng trong các cơ quan, bộ phận vô hình ( ngũ tạng và trí khôn ).

Cảm giác là một năng lực yếu, được chuyển hóa thành tình cảm - là một năng lực nhẹ hơn về thể chất nhưng mạnh hơn về cường độ. Tư tưởng nhẹ hơn tình cảm và cảm giác, nhưng cường độ của nó trên cả cường độ của tình cảm và cảm giác.

Trong tiến trình sinh hoạt từ cảm giác sang tình cảm và tư tưởng cũng lôi cuốn theo một sự chuyển hóa của năng lực, nghĩa là từ sinh hoạt liên quan của năng lực quanh địa cầu ( Khí, Thủy ) chuyển sang những gì liên quan đến năng lực vũ trụ là Điện và Sự Sáng, tương quan với tư tưởng và trí khôn.

Điều này chứng minh trong con người có những thể, những sinh hoạt liên quan đến địa cầu, và những thể, những sinh hoạt thuộc về vũ trụ. Thủy, Khí ( cảm giác, tình cảm ) ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng đến những hiện tượng Thủy, Khí quanh địa cầu. Còn tư tưởng và trí thông minh ( Điện và Thể Sáng ) thì thuộc về năng lực chung của Vũ Trụ.

Như vậy, ta thấy là mọi sinh vật, sinh linh được sinh ra phải tiến hóa đúng với định luật tiến hóa của vũ trụ. Và cũng phải kiến tạo đúng như định luật kiến tạo của vũ trụ ( sinh động, sinh hoát, chuyển hóa và tiến hóa ).

Kiến tạo để tiến hóa, hay tiến hóa trong sự kiến tạo ( Nếu có sự vui thích trong sự kiến tạo, thì mức độ tiến hóa càng nhanh - Nhờ đó mà sinh hoạt của đời sống tinh thần trở nên phong phú).

Với những loại thể đồng bản thể, bản tính, bản chất và tính năng trong kết cấu của 02 vũ trụ to và nhỏ, mà đời sống con người luôn gắng liền với vũ trụ.

Ba đời sống, vật chất, tinh thần, tâm linh liên quan đến sự tiến hóa tự động và chủ động trên địa cầu và vũ trụ.

Sự tiến hóa trên địa cầu:

- Sự tiến hóa tự động trên địa cầu liên quan đến đời sống vật chất ( Nhục thân, Tâm, Trí ).

Trang 19 :

- Sự tiến hóa chủ động trên địa cầu liên quan đến đời sống tinh thần ( Tâm, Trí ) . Hay là, hay là đời sống tinh thần có tính cách tiến hóa chủ động trên địa cầu.

Sự tiến hóa trong vũ trụ:

- Chỉ có đời sống tâm linh của con người mới có sự chủ động tiến hóa trong vũ trụ.

Mọi sự vật dù là hữu hình, siêu hình hay vô hình đều tự động tiến hóa. Chính do quy luật tiến hóa mà mọi tạo vật phải biến đổi, biến hóa... để tiến hóa, tức là bản chất, bản tính và tính năng của chúng không còn giữ nguyên trạng như lúc mới xuất hiện hay như lúc mới được tạo nên.

Những gì đổi thay, biến đổi, biến hóa... trong sự tiến hóa không ngừng thì thuộc về quy luật tiến hóa của vũ trụ. Và đó cũng là chức năng của Thiên Cơ.

Đối với đời sống Tâm Linh cũng vậy, chức năng Biết, Hiểu luôn luôn tiến hóa. Nhờ ở sự tiến hóa, mà khả năng của chức năng đó tăng mãi, cho đến khi khả năng đó có thể làm cho Sự Sáng của Trí ( siêu Trí và siêu siêu Trí ) hòa nhập vào sự Sáng, sự sống của vũ trụ.

Hay là chức năng của Hiểu và Biết của con người hòa nhập chức năng của Thiên Cơ, hòa nhập vào vận của Thiên Cơ, và vận của Thiên Cơ sáng tạo, đổi mới mãi mãi trong sự tiến hóa không bao giờ sai.

Còn những gì đổi thay, biến đổi, biến hóa, có lúc tiến bộ, có khi thoái hóa ( hay là có lúc đúng, có lúc sai, tức là còn trong vòng đối đãi ) thì nó không thuộc qui luật tiến hóa của vũ trụ.

Như vậy, những gì không thuộc về quy luật tiến hóa của vũ trụ, thì chúng không hòa nhập vào Thiên Năng, Thiên Cơ, Thiên Lý để vĩnh cữu tồn tại. ( Sự hòa nhập của con người vào 03 chức năng của vũ trụ là Thiên Năng, Thiên Cơ, Thiên Lý do ba cõi giới hay là do ba thành tố tạo nên đời sống con người là Thân, Tâm, Trí.

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

SỰ TIẾN HÓA ( Trang 14 )


Từ nhiều ngàn năm con người đã muốn khám phá ra nguyên nhân của sự hình thành vũ trụ bằng khả năng của giác quan, và ngay cả ngày nay, với những phương tiện kỳ diệu chứng tỏ sự phi thường của Trí khôn, con người vẫn tiếp tục thực hiện mục tiêu này.

Trí khôn người được tạo nên, trước hết qua sự trưng thu của các giác quan mà khả năng của chúng rất giới hạn. Cứ mãi dùng các giới hạn để mong biết được sự vô tận, nhất là những sinh động siêu hình và vô hình, thì làm việc này, tuy là con người có thêm nhiều kiến thức, nhưng kết quả khó thõa mãn được ý muốn.

Như vậy, khi ta tìm ra một phương cách khác. Nó cũng đòi hỏi một sự quan sát, một cảm nghiệm trong một sinh tạo, mà sự sinh tạo của nó chứa một bản chất, bản tính và tính năng như đại vũ trụ, tức là con người vậy.

Từ ba nhân tố trên và từ thực tại trở về nguyên nhân sáng tạo, con người nhận ra trong sự sinh động do có sự sinh hóa, chuyển hóa để tiến hóa.

Tiến hóa là gì?

Là một quy luật của Thiên Lý. (1) ( Nguyên Lý ) phát sinh từ sự tác động của Thiên Tuệ vào sự Sáng ( cũng là Thể Sáng, một năng lực tự có của Vũ Trụ chưa biến thành hai dòng năng lượng Dương và Âm)

Thiên Lý trở thành một chức năng để tạo ra những qui luật quan trọng là sinh hóa và chuyển hóa để tiến hóa tạo vật.

Nó có sự đổi mới không ngừng để mọi tạo vật tiến hóa, như từ những sức sống có thời hạn sang sự sống ( sự hằng sống ), từ đơn giản đến tinh vi, phức tạp, từ ít đến nhiều, từ gần đến xa.

Cũng như trong con người có nhiều bộ phận tiến hóa. Sự tiến hóa của khả năng đưa đến sự biến đổi, tạo nên một chức năng mới, như sự tiến hóa của Tâm, Trí. Chúng là những bộ phận hay cơ quan vô hình, khơi động những chức năng mới, là các trực giác quan, linh giác quan.

Nhờ những chức năng mới này, mà siêu Trí phát triển Trí năng con người.

Theo qui luật này, thì vật chất có sức sống cũng tiến hóa, bản tính và tính năng của vật chất theo đó mà tiến hóa. Vì vậy, phương cách, phương thức áp dụng đạo lý để tiến hóa đời sống tinh thần và tâm linh con người cũng phải đổi mới để thích hợp với mức tiến hóa của Trí Khôn. Do đó mà có nhiểu phương pháp, pháp môn mới ra đời.
---------------------------------------------
(1) Là nguyên lý của vũ trụ, nhưng ta quen dùng Thiên Lý, Thiên Cơ ( là máy của vũ trụ, sự chuyển động của nó gọi là Vận). Thiên Năng ( năng lực chuyển động trong vũ trụ ).

VŨ TRỤ - SỰ ĐỔI MỚI KHÔNG NGỪNG - BÀI 1 ( trang 11 - 13 ).


Mọi tạo vật dù ở dưới dạng nào, hữu hình, siêu hình hay vô hình đều luôn bị biến đổi hay được đổi mới không ngừng.

Trong thế giới hữu hình, cực to như các hành tinh, cực nhỏ như các phân tử nước, vi khuẩn..., chúng cũng không giữ được nguyên trạng.

Tạo vật siêu hình của con người là tư tưởng, cũng được biến đổi về tốc độ sinh hóa, luôn cả cường độ. Hay là, TRí con người ngày càng suy nghĩ nhanh và lâu bền hơn lúc còn ấu thơ.

Trong sự đổi mới, có cái tồn tại, sinh động thăng hoa, có cái bị biến đổi rồi đi vào sự hủy hoại. Nhìn những di tích từ nhiều ngàn năm, và vô số những vật dụng cho thấy được sự sáng tạo phong phú của trí khôn con người - một sinh tạo và cũng là một kỳ quan kỳ bí hơn tất cả mọi kỳ quan nhân tạo mà còn hiện hữu trên địa cầu do sự suy nghĩ, tài năng và khả năng của con người kiến tạo.

Suy nghĩ là đổi mới, hay là sự đối mới trong sự suy nghĩ, nhưng nó có thể làm cho con người tiến hóa hay thoái hóa. Hiển nhiên, có sự tiến tiến hóa của Trí khôn, nhưng đa số lại thoái hóa, từ Tánh hồn nhiên chuyển sang Tâm động loạn, sự chơn thật của tuổi thơ bị thay thế bởi sự gian, dối, xảo quyệt.

Điều đã có, tất cả diễn tiến, nếu không có biến hóa, thì không thể tiến hóa, mà 3 dạng cơ bản của sự biến hóa là : biến tướng, biến thể, biến thái.

Biến tướng: thay đổi hình, tướng, như nhỏ ra to, to ra nhỏ.
Biến thể: Từ thể này chuyển sang thể khác ( Đối với con người nó liên quan đến thân thể )
Biến thái : Từ động sang tĩnh, từ tĩnh sàng động, trong năng lực vô hình ( ở con người nó liên quan đến Tâm, Trí)

Với sự tiến hóa của con người, biến thái cần thiết cho sự hiểu biến đến mức vô tận học, tức là đạt đến sự giác ngộ Nguyên Lý của vũ trụ vậy.

Sự đổi mới không ngừng trong mọi tạo vật và sinh linh là một sự thật. Nếu sự thật không được chấp nhận vì một định kiến, thì định kiến đó làm cho con người càng trở nên chủ quan, cố chấp.

Nó gây ra sự trở ngại trong sự suy nghĩ. Cụ thể, giống như một vật đã định hình như quả núi, như nhà ở ...không còn sự di động trong đó, trái lại sự đi động của gió tạo cho nó có tính tự do. Cũng vậy, nếu con người không còn định kiến, thì đời sống s4 nhẹ nhàng, tự do hơn.

Tạo vật vô tri, vô giác có sức sống bên trong bị biến đổi một cách tự động. Nhưng, trong con người, nơi hội tụ tất cả các năng lực chứa đựng sự sống và các sức sống có thời hạn.

Sự sống sinh hóa ra các sức sống có thời hạn. Sức sống được sinh hóa ra, chúng mang tính cách tự động, nhưng chủ động là bản tính của sự sống.

Như vậy, con người, cái tiểu vũ trụ quý báu này, vừa có tính tự động, và có cả sự chủ động, để đổi mới, để tiến hóa theo ý muốn.

Quá khứ và hiện tại cũng chứng thực điều này. Con người được sinh ra, giống nhau như Nhục thân, nhưng khác nhau ở Tâm, Trí. Do đó, có người cứ mãi là phàm nhân, một số khác trở nên phi thường, siệu việt hơn, mà con người gọi là Thần, Tiên, Phật, Thánh...

Không phải ở danh xưng hay ngôi vị mà con người tôn trọng gán cho là quan trọng, điều thiết yếu, để được quan tâm và chú ý ở những người đó, là họ đã suy nghĩ, khám phá ra nội lực ( Thần lực, huyền lực, huyền năng ), cường độ và ứng dụng chúng trong sinh hoạt.

Sự thành tự đó đổi mới đời sống của họ theo hướng thăng tiến.

Nó khó cảm nhận bên ngoài, nhưng dễ dàng cảm nhận từ bên trong ở mỗi người. Đó là sự thăng tiến của đời sống tinh thần và đời sống tâm linh.

Linh cảm, tiên cảm của đời sống tâm linh chỉ một số ít người biết được, nhưng đa số các nhà tri thức của đời sống tinh thần đã quen thuộc với những đức tính mà họ ứng dụng trong sinh hoạt. Chúng biến đổi từ một tâm địa tầm thường lên mức Thiện, hay cao hơn nữa, là mức Chí Thiện.

Chỉ cần biết rõ một trong nhiều đức tính của đời sống tinh thần, như sự cao thượng ta cũng thấy được sự đổi mới trong đời sống nội tâm.

Một trong những đức tính của đời sống tinh thần, là sự cao thượng. Nó vượt trên cả tình cảm và cảm giác của một cá nhân còn bản ngã, tức là nhân tánh vượt qua thú tánh.

Khi sự cao thượng sinh động, ác thú, mãnh thú, kể cả các loại thủy quái...không thể làm hại Nhục thân được.

Vì sao?

Vì, khi tính Cao Thượng sinh động, năng lực của nó mạnh hơn những lực gay ra sự tác hại cho Nhục thân.

Những nhà tri thức, cấp bậc đạo đức, chân chính luôn thoát được những hiểm nguy, ta cho là mau mắn, nhưng thật sự là sự sinh động của đức tính đã cứu họ vậy.

Cường độ sinh động của đức tính càng cao, hiệu quả của nó càng nhiều, tức là năng lực của nó càng mạnh, sức chế ngự của nó càng nhiều.

Đời sống của nhục thân chỉ kéo dài trên dưới một trăn năm. Trong khoảng thời gian đó, đa số hướng tâm hồn vào nhu cầu ăn, uống, sự đổi mới của tiên nghi. Nhưng chính đời sống nội tâm mới đáng quan tâm, đáng nói.

Đó là sự tiến hóa trong con người từ những sức sống và những gì có tính tương đối đến sự tuyệt đối đó là sự sống. Chùng liên quan đến những biến đổi trong sinh lý, tâm lý, vật lý đến cơ thể...

Những biến đổi này có tính cách thực tế, mà hễ là thực tế, tất nhiên chúng liên quan đến các thực thể, dù cho chúng là siêu hình hay vô hình. Không có gì gọi là trừ tượng cả.

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

LỜI MỞ ĐẦU - SÁCH SỰ SỐNG - Tác giả VÔ HỮU


Đời sống con người rất linh hoạt, nhờ đó nó luôn đổi mới. Nếu không có sự đổi mới, con người sẽ cảm thấy nhàm chán trong sinh hoạt. Ngược lại, sự đổi mới gây thích thú cho đời sống, và tiến hóa con người từ sự bình thường của sự thụ tạo chuyển sang sự siêu việt của một sinh linh có khả năng sáng tạo theo sự THUẬN LÝ.

Đổi mới trong sự tiến hóa đến cùng đích, tư tưởng con người vượt qua mọi sự tương đối có thể so sánh hoặc còn có thể so sánh được, để nhập vào sự tuyệt đối của NGUYÊN LÝ VŨ TRỤ.

Ở mỗi cá nhân, đời sống vật chất, đời sống tinh thần còn sự tương đối. Sự tuyệt đối của sinh linh chỉ có trong đời sống tâm linh.

Sự tuyệt đối của đời sống tâm linh hòa nhập vào sự sinh động và chuyển động hoàn hảo của vũ trụ. Cả hai vũ trụ thành "MỘT ", như một phân tử nước hòa nhập vào đại dương. Phân tử nước là đại dương, và ngược lại, đại dương cũng là những phân tử nước hợp lại.

Cả hai vũ trụ cực to và cực nhỏ đều bằng nhau. Tính cách tuyệt đối này không do thể tích, không do không gian của chúng, mà so sự bức xạ của sự sáng của siêu siêu trí ( Tuệ ). Thân thể con người không bằng vũ trụ được, nhưng sự sáng của siêu siêu trí ( Tuệ ) bức xạ, quang tỏa vào vũ trụ.

Sự quang tỏa của sự sáng của Tuệ hòa nhập vào sự sáng của vũ trụ và bằng với thể tích của vũ trụ. Điều này cũng giống như bóng đèn điện không lớn bằng căn phòng, nhưng khi điện được bật lên, ánh sáng của bóng đèn tỏa ra và ánh sáng đó bằng với thể tích của căn phòng.

Cả hai đồng nhất trong bản chất, bản tính và tính năng trong sự hòa hợp của THÂN với  THIÊN NĂNG quanh địa cầu, TÂM với THIÊN CƠ và TRÍ với THIÊN LÝ, TUỆ cảm ứng được với nguyên động lực xúc tác vào vũ trụ.

Sự hoàn hỏa trong sự toàn diện của đời sống tâm linh là sự sinh động, chuyển động đồng bộ giữa ba cõi giới tự nhiên, siêu nhiên và siêu siêu nhiên của con người với ba thế giới tự nhiên, siêu nhiên và siêu siêu nhiên của vũ trụ.

Trong con người ba cõi giới này là THÂN, TÂM, TRÍ

THÂN: là cõi tự nhiên, phát triển nhờ thu nhập năng lực quanh địa cầu thuộc THIÊN NĂNG.

TÂM: là cõi siêu nhiên, liên quan cảm ứng với thế giới siêu nhiên và tự nhiên

TRÍ : là cõi giới siêu siêu nhiên, liên quan cảm ứng với ba thế giới trong vũ trụ.

Con người do cách sống chủ quan của bản ngã, tự tách mình ra khỏi sự sinh động, chuyển động đồng bộ giữa hai vũ trụ, vì vậy mà mất đi tánh linh thiêng và sự mầu nhiệm trong đời sống.

Sự mầu nhiệm trở TRÍ, sự linh thiêng ở TÂM, và sự kỳ diệu ở THÂN.

Bản chất, bản tính và tính năng của đời sống tâm linh là linh thiêng, nhưng hiệu quả của sự linh thiêng là mầu nhiệm. Cho nên, muốn phục hồi lại sự linh thiêng và mầu nhiệm trong đời sống này, con người cần LUYỆN, TU và sống ĐẠO.

Trong thế giới tự nhiên, những điều lạ lùng không thể giải thích được luật tự nhiên con người cho là linh thiêng mầu nhiệm. Nhưng đó chỉ là bản chất, bản tính và tính năng bình thường của những hiện tượng trong thế giới siêu nhiên và siêu siêu nhiên, dần dần do sự tiến hóa tự động hoặc chủ động con người phải tiến tới và trải qua.

Tiến trình này nằm trong mọi tạo vật và ngược lại mọi tạo vật điều bị chi phối bởi tiến trình này. Trong tiến trình tự động, mọi tạo vật chỉ sống bằng cảm giác, chuyển hóa sang sinh động bằng tình cảm và tư tưởng, có khả năng sống trong bầu khí quyển trong thế giới tự nhiên phải mất hàng chục vạn năm.

Và từ tạo vật ở mức tiến hóa này chuyển sang sinh hoạt của thế giới siêu siêu nhiên phải mất thêm hàng chục vạn năm nữa. Nhưng, nếu tạo vật và sinh linh nào hiểu rõ được cách định lý, qui luật trong thế giới siêu nhiên và siêu siêu nhiên , họ có thể tiến hóa chủ động trong đời sống hiện tại.

Nền tảng của đời sống tâm linh là sống bằng NGUYÊN LÝ này, nhưng trước hết phải giác ngộ nó bằng siêu siêu trí. Sự sáng tạo của TUỆ từ nguyên lý tuôn trào ra những tư tưởng không sai lầm cho mọi thời đại, bất biến đổi, sinh động bằng nguyên năng của nguyên lý, cho nên chúng tồn tại.

Như từ NGUYÊN LÝ ( Thiên Lý ) mà Thiên Cơ được sáng tạo, và từ Thiên Cơ hóa ra Thiên Năng. Ba thành tố này của sự sinh động của vũ trụ mang tính cách sáng tạo, chúng không hề biến đổi.

Sau đó, từ THIÊN NĂNG mà muôn vật với muôn dạng khác nhau được cấu tạo, từ sự đơn sơ thô thiển như viên đá đến phức tạp, vi tế, linh động như con người. Rồi từ những mẫu đó, con người mô phỏng, sửa đổi thêm và kiến tạo. Nhưng tất cả nổ lực để thành tựu, dù có lớn lao đến thế nào, chúng cũng thuộc về đời sống tinh thần.

Mục tiêu trình bày trong cuốn sách này là hướng nhãn quan của đọc giả quay vào trong để rồi tự chính mình khám phá những điều kỳ diệu, linh thiêng và màu nhiệm ngay trong bản thân.

Trở về nguồn sinh hóa chỉ có một con đường này. Nó đưa trí khôn con người giác ngộ được NGUYÊN LÝ, cảm biết được sự sống và vui sống bằng sự sống trong sự tiến hóa không ngừng.


                                                                                                                                    VÔ HỮU.